MỘT SỐ LỖI SAI HỎNG THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG NÁCH ÁO VÀ ĐẦU MANG TAY ÁO
MỘT SỐ LỖI SAI HỎNG THƯỜNG GẶP KHI GIA CÔNG
NÁCH ÁO VÀ ĐẦU MANG TAY ÁO
PGS TS. Lã Thị Ngọc Anh |
Vũ Mai Hiên |
Đại học Bách Khoa Hà Nội |
Đại học Nghệ thuật TW Hà Nội |
Từ khóa: nhân trắc học, hình thái cơ thể người, đặc điểm vòng nách,....
Độ vừa vặn của nách áo phụ thuộc chủ yếu vào hình dạng của vòng nách và vị trí của các đường liên kết tại vị trí nách áo. Một đường cong ở nách áo đạt yêu cầu trơn đều kể cả phần trên vai và phần gầm nách khi ta xét mặt phẳng đi qua hõm nách. Khi đó tại các đường liên kết ở vị trí hõm nách không xuất hiện các hiện tượng găng hoặc trùng hoặc có các nếp gấp. Nhưng thực tế chúng ta thường gặp một số dạng sai hỏng tại vị trí đường liên kết của nách áo. Bước đầu chúng tôi đã tổng hợp lại các dạng sai hỏng thường gặp khi thiết kế nách áo và đầu mang tay áo cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thiết kế nách áo và đầu mang tay áo.
1.Dạng lỗi có các nếp gấp nửa phía trên của hõm nách cho cả thân trước và thân sau áo.
Hình 1. Dạng lỗi có nếp gấp ở nửa phía trên nách áo
Nguyên nhân của hiện tượng này là thiết kế xuôi vai của áo chưa tương ứng với độ xuôi vai của cơ thể người. Sai hỏng này cần phải quan tâm đến độ xuôi vai (Xv) và góc nghiêng của vai (α) (hình 2). Muốn khắc phục không còn các nếp gấp cần phải chỉnh sửa mẫu trực tiếp trên người mẫu hoặc ma nơ canh bằng cách hạ thêm xuôi vai hoặc tăng giá trị của góc α (hình 3).
Hình 2. Xác định góc α và Xv của cơ thể người
thân trước thân sau
Hình 3. Điều chỉnh xuôi vai ở thân trước và thân sau
2.Dạng lỗi có các nếp gấp nửa phía dưới của hõm nách cho cả thân trước và thân sau áo
Dạng lỗi này là do hạ sâu nách vừa sát với gầm nách còn cung vòng nách khoét sâu vào trong thân áo tạo ra phần dư thừa của nách áo. Cần phải xem xét lại hạ sâu nách cũng như kích thước rộng ngang ngực, ngang lưng của thân áo có tương ứng với kích thước của cơ thể hay không.
Trong trường hợp có nếp gấp ở nách trước, có thể thử sửa mẫu áo trên ma nơ canh, tiến hành ghim những phần thừa của nách áo sao cho lượng gia giảm thiết kế của vòng nách giảm đi hoặc khắc phục bằng cách mở 1 đường chiết từ hõm nách hướng đến điểm đầu ngực như hình 4.
Hình 4. Cách khắc phục nếp gấp ở gầm nách trước
Trong trường hợp có nếp gấp ở nách sau nên điều chỉnh hạ sâu nách áo trên thân sau, sao cho đảm bảo lượng cử động và đường cân bằng tại vị trí eo (hình 5).
Hình 5. Cách khắc phục nếp gấp ở gầm nách sau
3. Dạng lỗi có các nếp nhăn trên phân mang tay áo
Lỗi này có nguyên nhân là do thừa phần tay và thiếu phần thân áo (hình 6). Để khắc phục hiện tượng do lỗi này gây ra ta có thể giảm bớt hạ sâu mang tay hoặc tăng hạ sâu nách áo. Sau đó nên kiểm tra lại thông số tổng chu vi vòng nách thân trước và thân sau có phù hợp với tổng chiều dài mang tay trước và sau.
Hình 6. Dạng lỗi thừa tay áo và thiếu thân áo
4. Dạng lỗi có các nếp nhăn trên thân áo
Lỗi này là do chu vi vòng nách áo lớn hơn chiều dài đường cong mang tay (hình 7). Hiệu chỉnh sai hỏng này cần phải tăng chiều dài đường cong mang tay bằng cách tăng hạ sâu mang tay.
Hình 7. Dạng lỗi thừa thân áo và thiếu tay áo
5. Tay áo có dạng lả hoặc quắp.
Hiện tượng tay áo đưa ra phía trước so với đường cân bằng gọi là tay quắp, còn tay đưa ra phía sau so với đường cân bằng gọi là tay lả (hình 8).Tay áo lả hay quắp cũng có thể do quá trình gia công đã không chính xác hoặc do đặc điểm nhân trắc phần tay của cơ thể người. Vì vậy, khi thiết kế phần tay áo cũng cần quan tâm đến đặc điểm các xương tay. Hình dạng khung xương tay tùy thuộc vào giá trị góc α , β.
tay lả tay quắp
Hình 8. Dạng lỗi tay áo bị lả hoặc quắp
Hình 9. Cách xác định góc α và β của tay
Các kết quả nghiên cứu về nhân trắc học cho thấy góc α dao động từ 810 – 980 và góc atb = 89,50; Tay đưa ra phía trước có a < 900; Tay đưa ra phía sau có a > 900.
Góc β cho biết tay thẳng hay tay cong. Tay nam giới được gọi là thẳng khi góc β > 169-1700. Tay nữ giới thẳng khi β > 1640. Nói chung tay nam nữ sẽ là cong khi góc β<1610.
Cách khắc phục hiện tượng này cần phải tra lại tay áo bằng cách điều chỉnh tương quan giữa điểm đầu vai và điểm chính giữa mang tay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Quyền (1974), “Nhân trắc học và ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam”, NXB Y Học
2. TCVN 5782-1994, “Cơ sở tiêu chuẩn quần áo và các kích thước”
3. Gedwoods Quebec (2009) : “Drafting sleeve for Basic bodice Block
4. Leena Lahteenmaki (1998): “Drafting Patterns For Basic Sleeve
5.Christine Jonson (2011); “Armseye & Sleeve Fitting”, Sewnew.com